Sáng cuối tuần rảnh rỗi, trong khi đi gặp Mr.Williams Cường, tôi vớ phải một thông tin rất thú vị từ ngôi trường tôi đã theo học suốt 9 năm, cổng trường Thực Nghiệm bị đạp đổ bởi phụ huynh. Vậy à sau ngần ấy năm thương hiệu Thực Nghiệm đã trở nên đắt giá hơn bao giờ hết, nhưng ít ai biết rằng để có được thương hiệu đó người sáng lập Giáo sư Hồ Ngọc Đại và tất cả những cựu học sinh của trường đã được và mất những điều gì.
Thông tin mới nhất tôi nhận được là Giáo sư Hồ Ngọc Đại, người mà tôi rất kính trọng, đã không còn tiếng nói nào ở Trung tâm Công nghệ Giáo Dục, nơi sản xuất giáo án giảng dạy của thầy và trò ở trường, có thể những tư tưởng cùa Thầy Đại vẫn được phát triển, nhưng các bạn biết đó, một con người tâm huyết với nền Giáo Dục của Việt Nam đã bị vùi dập từng ấy năm, nhưng vẫn vươn lên để đem đến cho trẻ em Việt Nam chúng ta một nên giáo dục tiên tiến, dù chỉ được coi là thí nghiệm, nhưng trên tất cả Thầy biết rằng chỉ có thay đổi đất nước khi có những mầm ươm tốt nhất.
Sau khi Giáo sư Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng, cái tên Thực Nghiệm lại càng nổi hơn bao giờ hết, tôi chưa có cơ hội để quay lại xem giáo trình của trường có thay đổi gì không, có tốt hơn không? Nhưng tôi biết rằng còn rất nhiều điều Thầy Hồ Ngọc Đại muốn làm cho Thực Nghiệm, muốn làm cho trẻ em Việt Nam, nhưng giờ đây mọi việc đều như ngoài tầm kiểm soát của Thầy. Trong một buổi gặp gỡ ít ỏi, tôi may mắn được tham dự buổi trò chuyện với Thầy, biết rằng để giữ được ước mơ của mình cho những trẻ em Việt Nam thầy đã phải lặn lội chuyển hướng đào tạo của mình lên các cơ sở trên vùng cao, vì ở đồng bằng có quá nhiều thế lực không có Thầy thực hiện mong muốn này. Và tôi cũng được biết rằng, trong tương lai có thể sẽ có một phiên bản khác của Trường Thực Nghiệm được đầu tư bởi chính Thầy và những nhà đầu tư tâm huyết với công nghiệm “trồng cây 100 tuổi này”, hiện giờ tôi không nhận được thêm thông tin gì từ Thầy, chỉ để lại một chút thông tin cuối cùng trong buổi gặp gỡ hôm đó Thầy có nói rằng: “Nếu các bạn có tiền đầu tư, hãy đầu tư vào giáo dục, bởi nó có thể không mang lại lợi nhuận tức thì, nhưng nó là ngành đầu tư cho tương lai, cho chính con em của mình”… Nếu trong tương lai gần, tôi có nguồn thu nhập dư để đầu tư, tôi sẽ làm theo lời của Thầy.
Trở lại với những cái “Vỏ” ở trên, nếu tôi không nhầm, đại đã số người Việt nhất là người miền Bắc đều sống nhờ cái “Vỏ”, có nhiều người sử dụng năng lực thực sự của mình để kiếm tìm nó, điều đó thật đáng quý, giống như quả trừng khi đã trải qua nước sôi thì cứng cáp hơn bao giờ hết, còn có một cơ số con người khác, dùng tiền, quan hệ, thủ đoạn… để kiếm cái “Vỏ” cho mình, nhưng nó mãi chỉ là cái vỏ rỗng tuếch, vì trong lòng nó chẳng có gì cả ngoài chất lỏng, nếu không cẩn thận, không đội mũ bảo hiểm, không ô che chắn, không đệm lót đường, một va chạm nhẹ cũng khiến cái vỏ vỡ vụn lòi ra ối thứ bên trong.
Đôi khi cuộc sống thật buồn cười, khi có vỏ rồi, ruột càng rỗng thì càng thích tô vẽ cho nó, phì cười khi nhớ lại câu của đạo diễn Lê Hoàng: “Bạn tôi toàn NSUT rồi, thì tôi còn khoe làm gì, ít thì mới quý, chứ nhan nhản rồi thì…”, tôi thiết nghĩ Việt Nam chỉ cần một vài người như Giáo Sư Ngô Bảo Châu là được rồi, đừng có biến cả nước ta ai cũng là Ngô Bảo Châu, chắc chả có ai làm ruộng, làm thóc, gạo cho chúng ta ăn nữa cả?
Và cũng vẫn là Lê Hoàng, vị đạo diễn này còn chia sẻ về nỗi sợ Người Bắc “Hiện giờ tôi cảm thấy xa lạ với chính bạn thân của mình, với người ở ngoài Bắc, tiền lương tiền công chỉ là hình thức, cái chính là phải khoét phải đục được ở trong những dự án mình tham gia…” không chính xác hoàn toàn nhưng đại ý là như vậy, Lê Hoàng cảm thấy đau đớn và ngại ra Bắc làm việc, vì đơn giản với anh làm chỉ mong muốn làm tốt công việc mình được giao… nhưng như thế không thể hợp với phong cách người Bắc kỳ bon chen và nhiều thủ đoạn như vậy được. Nghĩ lại cũng có sự đồng điệu kỳ lạ giữa cái vỏ của người làm và sản phẩm cũng được khoét chỉ còn lại những cái vỏ rỗng tuếch, chờ thời gian sập xuống để làm cái mới… :D, yêu thật đấy.
Thầy Đại đã gần mất một sự nghiệp, thời gian và được tung hê khi Giáo sư Ngô Bảo Châu được giải thưởng quốc tế, còn bạn có biết các học sinh được dạy dưới “công nghệ” của Thầy đã phải trải quá những mất mát gì không? Tôi xin thưa với bạn rằng, với công nghệ đó là cả một bước ngoặt, đi ngược lại những gì cũ kỹ, hay đơn giản chỉ là thử nghiệm một phương pháp dạy học mới, để rồi cho học sinh, một khơi đầu khác lạ, nhưng tự chung lại, chúng tôi có một điểm chung, đó chính là suy nghĩ. Nói không đùa nhưng tôi không nhớ cách làm sao tôi có thể đọc, đánh vần và hiểu được tiến Việt, vì tôi rõ ràng không được dạy oóoO như các bạn cùng lứa với tôi, và tôi cũng suýt nữa không biết tính nhân chia 3 chữ số nếu như bố tôi không dạy kịp thời… nhưng bù lại tôi có được gì, tôi biết phân biết hình vuông, tròn, tam giác lúc vào lớp 1, tôi biết phân biệt màu xanh, vàng và đỏ, tôi biết phân biệt hình khối, bóng đổ khi chưa vào lớp một, tôi biết 7 nốt nhạc khi đang học lớp một, tôi biết tự ăn, tôi biết tập thể, tôi biết đến nước Nga, tôi biết và nhớ một vài từ tiếng Nga khi chưa học lớp một… tôi tư hào có thể trải qua 7 hay 9 bàn giáo viên tuyển sinh học sinh vào lớp 1 và có số điểm gần như tuyệt đối. Tôi vẫn nhớ và vẫn còn hình dung được cảm xúc thích thú khi ngồi bàn thi xếp hình vào bóng, lần đầu tiên tôi cảm thầy trò đó thật thú vị và dễ dàng. Đi thi vào lớp 1 tôi không có cảm giác sợ, nó chỉ giống như một cuộc dạo chơi đầy thú vị với một đứa trẻ không phải học mẫu giáo 1 năm vì lý do chuối vô cùng là sợ cô Mỹ… sợ cô ném bom :D.
Nếu đã từng học trong môi trường Thực Nghiệm, tôi và các bạn đôi khi nhận được cái nhìn ngạc nhiên từ nhưng người “hâm mộ” vì đôi khi những thứ chúng tôi học được coi là hơn hẳn các trường bên ngoài, chúng tôi học trước một bước, lên lớp 2 chúng tôi đã được biết về tập hợp, ôi nó mới đơn giản làm sao khi chỉ toàn nhưng dầu tròn và dấu nhân, nhưng rồi chúng tôi biết đến những phép giao và phép hợp… cái này lên Đại học tôi lại học thêm một lần nữa :D, ôi chẳng đây có phải là lần đầu với các bạn cùng lớp tôi hay không, nhưng tôi cứ như bị học lại vậy :D. Đó là về phần hâm mộ, còn vài người ác ý, không biết là từ lòng đối kỵ hay kỳ thị, chúng tôi được coi là những con chuột bạch trong phòng thí nghiệm to đùng của Thầy, nhiều lúc tức đến ứa nước mắt, tôi cũng đã được bố mẹ đề nghị học ở trường ngoài khi học hết lớp 1, nhưng đối với tôi bạn bè chính là điều duy nhất khiến tôi vẫn tiếp tục học trong môi trường này.
Nếu lựa chọn công nghệ mới, đồng thời đó là sự lựa chọn với sự hụt hẫng khi tiếp xúc với công nghệ truyền thống, không phải tất cả nhưng đại đa số chúng tôi khi ra khỏi trường đều gặp một sự hẫng, cách tính điểm ở các trường bên ngoài rất khác, họ dánh giá theo đúng tiêu chuẩn, mà ở Thực Nghiệm chỉ coi trọng giải pháp và sự sáng tạo. Vậy là không ít người trong số chúng tôi đều được đánh giá kém hơn thực tế… nhưng rồi thực tế lại trả lời tất cả, bởi vì chúng tôi đã được học cách tư duy để thích nghi với môi trường, chỉ trong một thời gian ngắn… mọi thứ lại trở về với cái vốn có mà chúng tôi đã học được, tôi không biết đó có phải là do con người hay chính từ cách giáo dục khi còn bé. Nhưng với cách suy nghĩ độc lập, luôn đặt giấu hỏi… tôi nghĩ vấn đề nào cũng có thể giải quyết được, có điều cần ít hay nhiều thời gian thôi.
Và các bạn biết không? Trường và công nghệ của Thầy dạy tôi thành một con người độc lập, cho tôi cơ hội để tôi khám phá hết khả năng của mình khi còn là một đứa trẻ? Nếu chỉ được học Văn và Toán liệu tôi có giống tôi như hiện tại không nhỉ?
Về các bậc phụ huynh đang phải tranh giành xuất học cho con ở Trường Thực Nghiệm, hãy xem lại mục đích của mình, bản thân tôi cũng mong muốn cho con mình học ở đó, nhưng vài ba năm nữa thôi, nếu cơ sở của Thầy Đại được dựng lên, tôi sẽ không ngần ngại để con mình trở về với nền giáo dục tiên tiến và dũng cảm của Thầy. Nếu các bạn nghĩ công nghệ giáo dục có thể khiến con bạn có khởi đầu tốt, đừng quên rằng nếu con bạn được vào mội trường tốt nó sẽ tốt, và rồi trong tương lai, lên cấp 2, cấp 3, rồi Đại Học, những môi trường ở đó còn tốt như bây giờ không? Con bạn lúc đó phải làm gì? Nếu dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường thì bạn có cho nó khởi đầu tốt đẹp ra sao, nếu không xuất phát từ bản thân nó thì sẽ chẳng có gì là tốt đẹp mãi mãi cả. Hãy cho con cái một khả năng khả độc lập suy nghĩ với môi trường và cách đặt câu hỏi cũng như giải quyết vấn đề một cách độc lập. Khởi đầu tốt đẹp không phải là tất cả. Đôi khi để sống trong cuộc đời này cần sự Dũng Cảm để đối đầu với sự lựa chọn và thất bại.