Đây là bài diễn văn của Larry Ellison (Chủ tịch Oracle) tại ĐH Yale vào lễ tốt nghiệp năm 2000 và cũng vì nó, ông bị lôi ra khỏi sân khấu khi đang diễn thuyết.
“Là SV của ĐH Yale, tôi xin lỗi nếu các bạn có thể chịu đựng được phần mở đầu trước, nhưng tôi muốn các bạn làm một điều gì đó cho tôi. Xin hãy nhìn chung quanh bạn. Hãy nhìn người bạn cùng lớp bên trái bạn. Hãy nhìn người bên phải bạn. Bây giờ, hãy xem xét điều này: 5 năm nữa, 10 năm nữa, thậm chí 30 năm nữa, kì quặc là những người bên trái bạn sẽ trở thành người thua cuộc. Người ngồi bên phải bạn lúc đó cũng là người thua cuộc. Và bạn, người ở giữa sẽ như thế nào?
Bạn có thể mong mỏi điều gì hơn? Rốt cục bạn cũng sẽ là một gã tồi mà thôi. Tất cả đều thua. Tất cả. Thực tế, khi tôi tìm kiếm trong số những người trước mặt tôi hôm nay, tôi không thấy được hàng ngàn tia hi vọng cho một ngày mai tươi sáng. Tôi không thấy hàng ngàn người lãnh đạo tương lai trong hàng ngàn ngành công nghiệp. Tôi chỉ thấy hàng ngàn kẻ thua cuộc. Bạn lo lắng ư? Dễ hiểu thôi. Sau cùng, tôi, Lawrence “Larry” Ellison, người bỏ học đại học nửa chừng, cả gan hùng hồn thốt ra những điều trái lẽ phải như thế trước khóa tốt nghiệp của một trong những viện có uy tín nhất đất nước này?
Tôi sẽ nói cho các bạn biết tại sao?
Bởi vì tôi, Lawrence “Larry” Ellison, người giàu thứ hai trên hành tinh, là một kẻ bỏ học giữa chừng, mà các bạn thì không. Bởi vì Bill Gates, người giàu nhất thế giới dù sao đi nữa cũng là một kẻ bỏ học giữa chừng, mà các bạn thì không. Bởi vì Paul Allen, người giàu thứ ba trên thế giới, cũng bỏ học ÐH giữa chừng, và bạn thì không làm điều đó. Và cứ tính như thế tiếp tục đi. Cho đến Michael Dell, người giàu thứ 9 trên thế giới và ngày càng đi lên rất nhanh, cũng là một thằng bỏ học giữa chừng và bạn, vâng chính lại là bạn, không như thế. Bạn thấy đảo lộn rồi ư? Có thể hiểu được mà.
Vì vậy hãy để tôi chọc giận cái tôi trong bạn bằng cách chỉ ra, một cách thẳng thắn, là bằng cấp của bạn chẳng có giá trị gì hết. Phần lớn các bạn, tôi tưởng tượng là, đã trải qua 4,5 năm ở đây, bằng nhiều cách bạn cố gắng học và chịu đựng những gì sẽ có lợi cho bạn trong những năm sắp tới. Bạn đã lập ra một thói quen làm việc tốt. Bạn đã thiết lập nên một mạng lưới các quan hệ để có thể giúp đỡ bạn khi bạn vấp ngã trên con đường của mình. Và bạn đã tạo ra những gì có quan hệ suốt đời với từ “cách chữa bệnh”.
Tất cả điều đó đều tốt. Sự thật là bạn sẽ cần đến mạng lưới đó. Bạn sẽ cần những thói quen làm việc chăm chỉ. Bạn sẽ cần “cách chữa bệnh”. Bạn sẽ cần nó vì bạn không bao giờ bỏ học nửa chừng, và chính vì thế, vâng, bạn sẽ không bao giờ ở trong số những người giàu nhất thế giới. Oh, chắc chắn là làm theo cách của bạn sẽ không bao giờ vươn tới số 10, 11 như Steve Ballmer. Nhưng mà, tôi không nói cho bạn biết là thực sự ông ta đang làm cho ai phải không?
Và để có được thành tích đó, ông ta đã bỏ học. Hơi trễ, đó là sai lầm lớn. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, nhiều bạn ở đây, hi vọng là đa số các bạn, tự hỏi rằng ” Tôi có thể làm cái gì đây? Không còn hi vọng cho tôi nữa sao?”
Thật sự là không. Quá trễ rồi. Bạn đã miệt mài quá nhiều, tôi nghĩ là bạn biết là quá nhiều. Bạn sẽ không là người thứ 9. Bạn có một cái mũ dính liền, tôi không ám chỉ đến cái mũ vuông ( trong đồng phục lễ tốt nghiệp) mà bạn đang đội trên đầu. Hmm… Bạn thực sự thấy lo lắng ư ? Dễ hiểu mà. Vì thế đây có lẽ là dịp tốt để nuôi dưỡng niềm hi vọng. Không phải cho các bạn mà là cho khóa mới sắp tới kia. Các bạn là đồ phế thải rồi, vì thế tôi sẽ để các bạn lãnh mức lương thảm hại 200.000 đô la một năm, nơi mà đơn xin vào làm của các bạn sẽ được những thằng bỏ học hai năm trước đây kí.
Thay vào đó, tôi muôn mang lại hi vọng cho những bạn mới vào trường. Tôi muốn nói với các bạn, là tôi nhấn mạnh điều này: nên bỏ học. Hãy xếp đồ đạc và cả những ý tưởng lại và đừng quay trở lại nữa. Bỏ học đi. Ðứng dậy đi. Ðiều tôi muốn nói với bạn là cái mũ và áo choàng tốt nghiệp sẽ kéo bạn xuống chắc chắn như là những người bảo vệ kia sẽ lôi cổ tôi xuống khỏi sân khấu này…
(Ðến lúc này thì chủ tịch của Oracle bị mời xuống khỏi sân khấu) ——————————————————————————————————-
Sau khi đọc bài viết này, tôi chỉ thấy một điều rằng, “Tây quá giỏi”, giỏi không phải ở điều đó đúng hay là sai, giỏi ở chỗ nó thuyết phục mình như thế nào. Tôi cũng đã nhiều lần nói chuyện với các bạn của mình, ở ta�nhận xét con người thông qua những thành quả mà anh ta đạt được thay vì tìm hiểu xem anh ta đã đạt được thành quá đó như thế nào và bằng cách nào.
Có lẽ điều quan trọng nhất đối với bản thân đó là được làm điều mình mong muốn, tôi vẫn tâm niệm rằng mình là quan trọng nhất và dù làm việc nào đó có thành công hay không, nhưng quan trọng vẫn là mình được làm và cố gắng hết sức để không phải nói câu “giá như hồi đấy mình làm thì bây giờ…”
Một bài viết cũng về cái sự học của 8x nổi như cồn năm 2005 đầu 2006 bây giờ đang quy ẩn giang hồ Mr Phùng Tiến Công, mời các bạn tham khảo tiếp và nhớ cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định. Tôi mong rằng bạn không phải giờ phải nói từ “giá như”.