Nếu bạn đã từng nghe tới khóa học “Thiết kế website trong vòng 2 ngày”, đừng vội trầm trồ về cả 2 khía cạnh mỉa mai hay thán phục, hay tin tôi, điều đó là có thể đấy. Chỉ đơn giản website đó như thế nào thôi.
Mở đầu việc này tôi chỉ muốn khẳng định một điều là làm một website không hề khó, nhưng lại cần một liều thuốc lớn nhất đó là thời gian và sự kiên nhẫn. Để làm một website tốt không chỉ nhờ người làm nội dung tốt, người kỹ thuật viên tốt, người thiết kế giao diện tốt… tất cả việc đó sẽ không thể tốt nhất nếu thiếu một người chủ nhân tốt, đó chính là webmaster. Đôi khi webmaster sẽ là tất cả những người tôi kể trên, chỉ vì đơn giản họ là người thai nghén và dần thực hiện làm chủ một mảnh đất của mình trên internet. Nhưng đó là điều kiện lý tưởng, vì một người không thể có khả năng nhiều đến thế.
Vậy Webmaster tốt sẽ là người như thế nào, hãy là người chăm chỉ, và tận tâm với sự phát triển của website, quan trọng là cần thay đổi đúng lúc và tiếp tục theo dõi việc thay đổi đó ảnh hưởng tới website của mình như thế nào.
Ngay khi trang Ngôi sao thay đổi giao diện tôi đã muốn viết một vài suy nghĩ của mình bấy lâu, cũng là để cho chúng ta cùng tư duy lại cách làm của đại đa số báo điện tử ở Việt Nam hiện giờ.
Trước tiên mô ta sơ bộ cho các bạn hình dung rõ một chút về quy trình triển khai, nâng cấp một tờ báo điện tử hay một trang thông tin điện tử hay còn gọi là trang web:
- Sếp / ông chủ hứng lên, muốn thay đổi / làm mới / phát triển một trang web, kêu nhân viên họp, thống nhất ý tưởng, sao chép, chụp dựt theo chỉ dẫn của bạn Gúc…
- Nhân viên thiết kế, thỏa sức sáng tạo bay bổng của mình, vui thì thêm 1 nút, buồn thì cắt đi một số nút / box / chức năng, đôi khi họ cung tham gia tư vấn ngược lại cho sếp / ông chủ… tất cả mọi góp ý đều được đặt đấy, tôi là nhà thiết kế, tôi phải có phong cách riêng, không được giống ai cả… đó là sáng tạo của tôi, đừng có làm khác. Sau giai đoạn này bạn thiết kế chỉ đơn giản là vài trang như thật… để sếp duyệt, sếp chưa hài lòng, xin vui lòng làm lại, còn xong rồi, chuyển tiếp cho bộ phận triển khai.
- Nhân viên triển khai, thực tế có thể là 1, hoặc một 100 người, ngồi nhìn bản thiết kế rồi ngán ngẩm, nhìn lên cái deadline ngáp một cái để rồi bừng tỉnh. Hì hục ngồi ngào nặn với mấy đoạn mã chán ốm, lặp đi lặp lại. rồi chỗ này lệch một chút, chỗ kia thiếu một tẹo… kết quả là nặn ra được một cục gần giống với cái bản vẽ được đưa, nhưng có thể khác xa cái trong đầu sếp. May mắn, sếp dễ tình thì thôi thế cũng được, còn không may thì quay lại làm việc cùng các bạn thiết kế để làm tiếp những công đoạn chán ngắt vừa qua.
- Xong tất cả các giai đoạn xây dựng nhà cửa, phải đến việc mua đồ đạc chất vào, đây là nhiệm vụ quan trọng của các bạn biên tập nội dung, mấy bạn này cũng nản cơ, động đến cái gì cũng thấy ức chế, mạng chậm, quản trị phức tạp, học mãi chả hiểu, hiểu rồi phải làm nhanh nhanh chóng chóng để đủ quota đã đề ra…. thingr thoảng gặp lỗi bất thình lình ức chế lòi mắt…
- Sau khi hoàn tất giai đoạn phát triển / nâng cấp đôi lúc sếp sẽ lượn lờ xem qua qua, rồi nhìn vào hệ thống phân tích các chỉ số, ông sếp nào cũng thích cái này thì phải, nó cứ lên đều đều thì không sao, cứ tụt hoặc nghe ngóng đối thủ đang vươn lên là y như rằng tất cả các bạn lớn bé, xin mời họp để đưa ra chiến lược… có thể là phải tiếp tục nâng cấp 😀
Trên đây là một lố các công việc tôi đã từng biết và nhìn lại trên con mắt hài hước một chút, đơn giản tất cả chúng ta, nhất là những ông sếp luôn nhìn tới kết quả, mặc kệ trong quá trình nó được thực hiện ra sao, giết người cướp của cũng mặc, miễn là đạt mục tiêu đã đề ra.
Vậy chúng ta còn thiếu điều gì để có thể trở thành một tờ thông tin điện tử đáng giá trong con mắt của người sử dụng internet, tôi xin đặt mình ở vị trí người sử dụng nêu ra mong muốn của mình, cũng không đến nỗi quá khó:
- Tốc độ, thông tin phải nhanh, tất nhiên sẽ đi kèm với tốc độ tải trang.
- Nhẹn nhàng: Nếu bạn dạo một vòng các báo điện tử sẽ thấy máy mình chậm tưng bừng vì các quảng cáo, bỏ hết đi thì hơi quá, bản thân tôi cũng phải cài chương trình chặn quảng cáo, nhưng làm rồi thì lại thấy thiếu thiếu, vì bản thân quảng cáo cũng là thông tin mà, tốt nhất có cũng được nhưng đừng kiến nó làm chậm máy tính của độc giả.
- Thiết kế khoa học: Tôi cực kỳ ghét việc đưa nguyên lý của mỹ thuật vào việc thiết kế trang web, tất cả các thiết kế đều cần phân tích dựa trên thói quen sử dụng của người dùng, cần nghiên cứu một cách khoa học và có số liệu chính xác để đưa ra một thiết kế đúng đắt nhất. Tôi nghĩ khó mà làm được khi phải đòi hỏi sự sáng tạo được giới hạn là 7-14 ngày công 😀
- Thông tin: Nếu là người dùng internet, bạn lên mạng 1 là giải trí, 2 là tìm thông tin, mà nói đúng hơn điều thứ 2 đã bao trùm điều thứ 1 rồi, các hình thức khác như chat, download cũng vậy. Tóm lại chúng tôi cần thông tin, hay thể hiện nó một cách rõ ràng, càng “sạch sẽ” càng tốt, chúng tôi không cần hoa lá cánh, màu mè. Các thiết kế tốt nhất nên dựa trên màu trắng để dễ đọc, nội dung hình ảnh rõ ràng, không gây nhiều nầm lẫn, các box và các khối màu cần lớn, ít họa tiết hoặc màu chuyển tiếp làm khó phân biệt, các nhà phát triển hãy tự nhìn lại để thấy rằng các trang thông tin như nytimes, youtube, facebook đều có giao diện cực kỳ đơn giản đến mức xấu xí, nhưng tại sao người dùng lại vẫn sử dụng và dùng nhiều đến vậy, đơn giản là các tính năng vô cùng tiện dụng và phù hợp với đại đa số thành viên, quan trọng họ luôn cải tiến và lắng nghe những phản hồi tích cực và tiêu cực từ người dùng.
Những gì chúng ta thiếu, cần làm để cải thiện nhược điểm của chính mình để có một website tốt hơn và luôn phát triển:
- Hãy lắng nghe phản hồi, bằng nhiều phương diện, đơn giản là box bình chọn để thấy được độ hài lòng của độc giả.
- Sử dụng các công cụ như Web Master Tools, Google Analytics để biết được đâu là giao diện người dùng cảm thấy thân thiện nhất.
- Theo dõi các xu hướng và nghiên cứu mới nhất của thế giới về phong cách thiết kế website
- Tùy mục tiêu của từng website cần thay đổi vị trí của nội dung dựa theo bản đồ click
- Không ngừng đưa ra những nội dung phù hợp với những độc giả trung thành, hãy nhớ rằng nội dung chính là linh hồn website của bạn.
- Đừng bán mình vì tiền và nghe lời các nhà môi giới quảng cáo, hãy lắng nghe một cách khoa học, cân bằng giữa lợi nhuận và lượng độc giả trung thành, đừng tham bát bỏ mâm.
- Dám nhìn thẳng vào sự thật, đừng ngại sửa sai khi biết. Không bao giờ quá trễ để thay đổi và làm cho sản phẩm tốt hơn.
Dù bạn là chủ một website lớn có hàng triệu người truy cập, hay chỉ là chủ nhân một blog nho nhỏ, hãy làm công việc quản trị website một cách thông mình và đầy lòng tận tâm. Xây dựng website giống như việc reo hạt giống xuống lòng đất, bạn càng chăm sóc tốt, cây sẽ cao lớn và cho những trái ngọt sau này.