Tối hì hụi làm bảng quảng cáo cho bố, tìm kiếm được bài viết về sách tuyển sinh, đúng quyển của bố được lên trên báo :D, thấy bị chém gió, tức cười nhiều hơn là cay cú :D.
Từ khi bố mình viết cuốn này, có vẻ lần đận nhiều hơn thành công, múc đích đơn giản là giúp các bạn trẻ, học sinh đang còn ngơ ngác khi rời khỏi trường phổ thông một cái nhìn toàn diện về “dịch vụ” giáo dục tại Việt Nam. Nói thật là với kinh phí được bổ cho giáo dục thì các bác đầu ngày thừa sức hỗ trợ đến tận răng về thông tin cho các thí sinh, đăng này có khi cứ cắm đầu vào học thêm chỉ mong ước duy nhất là được nhảy vào cổng trường đại học, chắc 90% các sĩ tử chẳng có thời gian để biết xem mình sẽ học gì và sẽ làm gì trong tương lai. Cái cuốn những điều cần biết của Bộ Giáo dục thì càng tồi tệ hơn với những con số mã ngành, mã trường vô cảm, may mắn thì có thêm một vài ghi chú về lĩnh vực ngành nghệ đào tạo.
Việt Nam là thế đấy, người Việt Nam là thế đấy, chẳng ai làm thì kêu, có người làm cũng kêu, tự nhiên nhớ một chi tiết trong đoạn phim Ratatouille, người làm báo, hay nhà phê bình, đang làm một công việc thật dễ dàng, đôi khi tự coi mình là thượng đế có thể phán xét bất kỳ ai, bất kỳ điều gì, có lẽ họ đã quá lạm dụng “Quyền lực thứ tư” của mình, chỉ đơn giản để thỏa mãn cái tôi ích kỷ của mình, họ không cần nghĩ tới người đã đổ công sức để làm ra sản phẩm cho họ nhận xét. Lời tôi muốn nói với họ, hãy phán xét những gì mình đã hiểu rõ nó.
Trong thời gian gặp gỡ và nhìn cuốn sách trược trải qua các mùa tuyển sinh, tôi đã nhận được một số phản hồi tốt, đầu tiên là Mèo Hoang, một em từng là chủ quán cà phê QnS, giờ đang du học tại Pháp, em ấy đã từng nói với tôi rằng mình em đã đọc sách của bố anh để… tư vấn cho các con em ở quê. Tôi còn chứng kiến bao nhiêu phụ huynh, học sinh đã gọi điện cho bố tôi để được tư vấn, họ đã cảm ơn bố và gia đình rất nhiều lần, tôi cũng béo lên không ít khi được hưởng tiếng thơm từ bố.
Tôi không khẳng định cuốn sách của bố có thực sự có tác dụng lớn tới tương lai của một con người không? Nhưng tôi tin là nó giúp những bạn học sinh ngơ ngác kia, biết được mình đang muốn chọn con đường nào. Còn tôi, tôi chỉ khuyên các bạn, nếu bạn có mơ ước, hãy theo đuổi ước mơ của mình, đừng để những “cánh cổng” kia cản bước của bạn, cuộc sống với bạn nay mới chỉ bắt đầu, còn nhiều khó khăn đang chờ bạn ở phía trước, chúc bạn đủ nghị lực để vượt qua những khó khăn đó để thực hiện ước mơ của mình.