Trên đường về Ninh Bình bằng tàu hỏa, lâu lắm rồi mới được ngồi ghế cứng, nhưng hơn những ngày trước là có điều hòa. Nghe lỏm câu chuyện của các vị khách kế bên, về tình hình phát triển xe lửa của Việt Nam và Trung Quốc, ôi câu chuyện muôn thưở của nhân dân đất nước có lòng tự ti ghê gớm. Vẫn là đánh giá vì sao chúng ta không phát triển, chậm phát triển thế, tại sao thụt lùi, cuối cùng là theo tôi nghĩ là chẳng có ai hỏi tại sao mình không chủ động làm việc gì đó.
Trở lại với đề tài tại sao xe lửa ở ta chậm phát triển vậy, câu chuyện vẫn tiếp diễn, rồi vẫn những câu nói cũ, nhà nước đâu tư nhiều lắm đấy chứ, nhưng nó cứ bay đi ở những đâu đâu, các hạng mục không có trong sổ sách, càng nghĩ tôi càng thấy thật là đang ghét và thất vọng, vì tiền của đó đều của người dân đóng thuế cả, trong đó có tôi nữa. Rồi người khôn của khó, tất cả những gì mà chúng tôi phải cự khổ lắm mới làm ra đã không đưa được toàn bộ, hay ít ra là phần nhiều vào những công trình phúc lợi phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
Rối tới việc tái đầu tư, tôi nghĩ nếu tư nhân hóa xe lửa, chắc phải phát triển gấp cơ man lần. Nhưng đó là vì lãnh đạo tư nhân có cái nhìn lợi nhuận nên sẽ phát triển tốt hơn. Với xe lửa bầy giờ, tôi thấy thái độ phục vụ nhân viên thật là… là… không còn gì để nói. Còn nói với vấn đề chính ngày hôm nay từ bài toán của ngành đường sắt về việc đầu tư, tôi thấy chúng ta còn thiếu một việc đó là thống kê, thăm dò chính nhu cầu sử dụng phương tiện này trong dân chúng. Tôi thấy đi xe lửa khá dễ chịu, an toàn hơn ô tô, giá thì gần như tương đương, nếu mọi dịch vụ đi kèm tốt hơn tôi luôn muốn sử dụng xe lửa hơn cái phương tiện vận tải đầy nguy hiểm kia.
Câu chuyện nghe lỏm ngày hôm nay có một thực tế khá hú vị, không phải so sánh đâu xa, ngay từ thời Pháp thuộc vào từ Hà nội vào Sài gòn chỉ mất 24 tiếng ngồi trên xe lửa, còn bây giờ, chũng ta phải ngồi trên đó ít nhất là 28 tiếng, một sự thật trần trụi đáng kinh ngạc. Ta thua ngay chính trên cơ sở vật chất mà chũng ta đang có. Việc kết nối giữa hai miền Bắc Nam, ngoài máy bay không cần cơ sở hạ tầng rộng khắp, thì hầu như đất nước ta chưa xây dựng được thêm con đường nào lớn như vậy.
Tại sao không đầu tư? Có lẽ cứ đầu tư là lỗ, lỗ vì chúng ta không hiểu người tiêu dùng đang cần gì? Tôi đang làm việc trong môi trường mà nhất cử nhất động của người tiêu dùng các công ty phân tích thị trường đều mong muốn biết, tất cả số liệu vô hình đó đều là “vàng” được bán “tiền tỉ” nhưng các cơ quan nhà nước thì hờ hững với việc thu thập và thống kê các số liệu này, có lẽ họ chỉ lo làm sao gom đủ vào túi riêng của mình mà không nghĩ đền công việc chung. Tôi chỉ lấy ví dụ ngay việc bán vé, nhân viên chúng ta có thể phân tích tâm lý khách hang qua nhu cầu đặt hạng vé, tôi thường thấy kết quả là khách hàng không mua được chỗ ngồi / nằm như ý muốn, con số ngày ngày càng tăng mà tôi thì không nghĩ rằng với việc nắm bắt con số như vậy việc đầu tư không có gì là quá khó khăn. Nhưng chỉ có chỉ thị từ trên thì việc phát triên mới theo hình thức và ồ ạt.
Còn tôi, có lẽ nên dừng ở đây, tôi sẽ tiếp tục học cách phân tích dữ liệu từ các bạn tư bản kia, tôi sẽ là người thực hiện, dù tôi chỉ là hạt muối nhỏ nhoi trong cái hồ toàn rong rêu này.