Trong ngần ấy thời gian làm việc, tuy không phải làm việc với nhiều người nhưng tôi có được tiếp cận cách thức quản trị của một sếp. Và trong tôi luôn tự hỏi, đầu là phẩm chất của nhà lãnh đạo? Và tại sao các đất nước ta phần lớn các dự án đều hỏng, và nếu có thành công có thể là do may mắn, hoặc đơn giản chỉ là một nỗ lực rất lớn của một cá nhân nhất định. Việc ghi dấu ấn của một tập thể trong một sự thành công chung, tôi tạm thời thấy hiếm gặp trong lăng kính của mình.
Có thể tôi luôn nhìn thấy sự thất bại, nhưng nó luôn tồn tại. Tôi làm trong lĩnh vực công nghệ, một lĩnh vực phát triển không ngừng, liên tục bị đào thải, cái mới thay thế cái cũ từng ngày. Mỗi một dự án tôi tham gia… dù có kế hoạch dài hay ngắn… nhưng đến khi tôi nhận và xử lý thì chỉ còn rất ít thời gian để giải quyết cả núi công việc, theo lăng kính của cá nhân tôi.
Có lẽ tôi bị ảnh hưởng rất lớn từ quan điểm lãnh đạo qua cuốn “Giám đốc 1 phút”, thực sự tôi thấy rằng người lãnh đạo có tâm và có tầm nhìn sẽ không bao giờ để nhân viên mình phải thức đêm hôm làm việc, trừ khi sự việc quá cấp bách… 1 hôm thì còn được chứ triền miên thì là một người lãnh đạo quá tồi. Vì sao ư? Đơn giản việc làm thêm giờ (Overtime) là biểu hiện của việc lãnh đạo làm kế hoạch không tốt, để việc tới hạn rồi mới thúc dục nhân viên của mình.
Tôi nghĩ rằng một quan điểm mà Spencer Johnson đã đề cập rất quan trọng ngoài việc bàn giao công việc, người lãnh đạo cần có thời gian để quay lại kiểm tra công việc, hỗ trợ nhân viên khi gặp khó khăn… thay vi đến hạn bàn giao sản phẩm, gọi nhân viên lên với 2 tình huống đạt hoặc không đạt. Thật sự ở tư cách một nhân viên, đi làm ngoài việc nhận được lương thưởng, quá trình học hỏi từ lãnh đạo trực tiếp của mình là khá quan trọng, nếu người lãnh đạo chỉ đơn thuần là một “cái máy” giao việc, thì một lúc nào đó nhân viên dưới quyền sẽ cảm thấy công việc chính là áp lực, họ sẽ không còn hứng thú đến nơi làm việc, mọi báo cáo chỉ được sinh ra một cách đối phó.
Vậy nếu bạn muốn trở thành lãnh đạo, tôi nghĩ bạn nên biết nhiều về các lĩnh vực, có thể chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, nhưng điều này cũng không cần thiết lắm… Quan trọng nhất vẫn là cách bạn giao công việc cho nhân viên của mình và truyền cảm hứng cho họ, đôi khi đơn giản chỉ là để họ chủ động lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của mình hoặc hơn một chút, theo dõi và hướng dẫn họ giải quyết công việc. Đặc biệt đừng quá tiết kiệm lời khen ngợi, và đừng ngại kiển trách những người đã có kinh nghiệm.
Thay đổi tần suất của các việc trên một cách phù hợp, tới khi bạn có thể yên tâm giao lại quyền quản lý công việc cho cấp dưới… hay đơn giản là tạo ra một người thay thế chính bạn. Khí đó bạn mới trả thành người lãnh đạo thực sự.
Đừng quên… đôi khi, hay kiểm tra lại tình hình để đảm bảo các “lãnh đạo” của bạn vẫn hoạt động theo đúng những gì bạn mong muốn, đó mới chính là công việc của bạn phải không?
Leave a Reply