Tối qua ngồi đọc một số thông tin chém gió về NovaAds, cũng gặp lại sếp cũ của mình bác Phùng Tiến Công ở đó, khi mới xây dựng iNghe và Noi.vn, mình cũng có dịp gặp bác ấy và nói về vấn đề tồn tại khi xây dựng mà không tính đến việc thân thiện cho Search Engine, nhưng bác ấy vẫn là nhà kinh doanh tài ba, mà tôi vẫn nhớ tới khi bác ấy góp ý với tôi, “Em đừng nhìn mọi góc độ theo tính kỹ thuật, em có thể mất một ngày hay một tháng để giúp phần mềm cải thiện hơn 1, 2 giây xử lý, nhưng có cánh nhanh hơn là tăng số lượng máy chủ lên để đáp ứng ngay tại hiện tại”, đến giờ câu nói này vẫn ám ảnh và giúp tôi cân bằng giữa cái tiêu chí về kỹ thuật, thời gian, truyền thông, kinh doanh… chẳng bao giờ có gì là hoàn hảo cả, vậy khi đã có thể đáp ứng được phần nào đó, hãy để sản phẩm tồn tại trên internet, không một ngày đẹp trời bạn sẽ thấy một đối thủ tự nhiên xuất hiện, lúc đó tâm trạng bạn sẽ khác, tôi nói thật đấy.
Trở lại, với những bác hay quăng bom, dân gian vẫn có câu, thùng rỗng kêu to, bản thân tôi nghĩ mình chưa phải là gì cả, chẳng bao giờ tôi muốn, hoặc giám nhận mình là số 1, cũng chẳng là số 2… chẳng là gì cả, tôi chỉ biết rằng, hãy làm tốt công việc mình yêu thích, làm tốt những gì người dùng kỳ vọng… thực tế là họ luôn luôn muốn nhiều hơn nữa… ừ thì trong hoàn cảnh hiện tại cũng đành chịu, nhưng vẫn biết là phải cố gắng để làm được điều đó. Nhưng làm như vậy thì không số được ở đất nước mà cái hư danh vẫn được tán tụng, vẫn được suýt xoa… ngưỡng mộ như thế kia. Mọi thứ đều dựa trên cái loa, loa nhà nào to hơn thì thắng… nếu không to thì cần khôn khéo hơn… dạo này có tình trạng mang nhau ra để so sánh… dìm hàng nhau.
Trong cuộc tranh chấp thị phần của các bác Rồng Việt Nam, tôi chợt nhận thấy một điều rằng, chúng ta vẫn bị tâm lý của con cua… các bạn không nghĩ rằng tất cả những dịch vụ mình đang làm để phục vụ như cầu của Cộng Đồng Việt Nam, nên cố gắng cái tiến để thu hút người dùng, đối đầu trực tiếp với nước ngoài như Badu đã làm… thay vì so sánh rồi cạnh tranh lẫn nhau, hao tài tốn của. Cứ có một ý tưởng mới mẻ từ nước ngoài, là sẽ mang về mất tiền, của, thời gian để làm gần được như nó, làm xong thì mấy bạn Mũi lõ đã cho mình hít khói rồi. Cái điểm này có lẽ là thiếu sự sáng tạo… do đâu thì chưa biết, nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi là do hệ thống giáo dục đã đem đến những con người chỉ biết đi chép bài, tôi nhấn mạnh là cái văn hoá chép đó đã ăn sâu, rất sâu vào từng tế bào của chúng ta, có lẽ sẽ phải khó khăn lắm để có một thế hệ có thể sáng tạo.
Ờ thì chép, chưa nghĩ được thì chép, nhưng ít ra cũng cần có tính sáng tạo chút ít để góp phần vào việc phát triển tri thức chung của nhân loại chứ. Tôi nói thật chứ cái miếng bánh Việt Nam bé tí tẹo, tại sao các ông to cứ nhảy vào cắn nhau để giành lấy cho bằng được, có phải là chúng ta không có nhiều khả năng để đi ra biển lớn, chúng ta xuất khẩu đủ thứ ra nước ngoài, nhưng cái dễ xuất khẩu nhất là thị trường Online thì chúng ta không làm được? Tự nhìn lại, liệu có một sản phẩm online nào của Việt Nam được cộng đồng Quốc Tế ghi nhận và sử dụng như sản phẩm toàn cầu? Tôi nghĩ là có đấy… nhưng nó thuộc về những con người cực kỳ kiêm tốn, ẩn mình phía dưới cái thị trường như cái bong bóng ở Việt Nam, tôi rất tự hào vì các bạn ấy, những người đã khẳn định một sản phẩm của Người Việt có thể làm hài lòng các cộng đồng người dùng trên thế giới và thu về khoản ngoại tệ không nhỏ cho đất nước của chúng ta.
Trên đây tôi không muốn ám chỉ bất kỳ một doanh nghiệp, cá nhân hay tổi chức nào cả, chỉ đưa ra một suy nghĩ thoáng qua trong đầu, các doanh nghiệp có tên tuổi một chút ở Việt Nam, đã từng mở rộng lĩnh vực hoạt động sang các ngành khác không phải là thế mạnh của mình, để rồi dẫn đến việc phải đóng cửa, lãng phí tài nguyên của Đất nước… Rồi đây tôi nghĩ thị trường Online cũng vậy, bất kỳ công ty nào hoạt động trong lĩnh vự online, có tiếng một chút, sẽ mở rộng kinh doanh của mình ra các nội dung khác, để rồi… thôi tôi không nói nữa hay để tương lai trả lời. Chỉ biết rằng, nếu chuyên môn hoá từng linh vực và đừng làm theo phong trào, một lĩnh vực chúng ta sẽ có một sản phẩm online cạnh tranh trực tiếp với những sản phẩm trí tuệ của các nước tiên tiến khác. Hy vọng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có những ý tưởng thực sự xuất phát từ Việt Nam, và thành công.
Leave a Reply