Nhân dịp vừa được xem “Câu chuyện văn hóa” của chị Việt Trinh, chị này mới được đỡ bị vùi dập nên làm nhiều chương trình về văn hóa rất ok, tôi có nói đùa với vợ, rằng tiếc cho chị ấy quá, nên không dính scandal thì có khi bây giờ phải ngang ngửa chị Diễm Quỳnh hoặc có khi là Tạ Bích Loan.
Trở lại với câu chuyện về tác quyền, tôi nghĩ xuất phát đều từ một từ thôi “tham”.
Các tác giả thì, không nghĩ rằng họ sáng tác, không được đưa ra công chúng, thì ai biết? ai nghe? ai tán tụng họ? Nếu họ nghĩ đó là của riêng họ thì thôi, đề nghị viết xong cất vào két sắt, khỏi phải lo ai xâm phạm… :D, người tôi ngưỡng mộ nhất ở trọng danh sách nhạc sĩ Việt Nam được nhắc tới trong phóng sự trên đó là Trình Công Sơn, ông sống gửi, thác về, đơn giản sáng tác để tặng cho đời… không tính toán, có phải chính vì vậy mà số tiền tác quyền của ông được nhiều nhất? Với tôi, tôi nghĩ rằng ông ấy đã sống đúng với việc cho đi thật nhiều, rồi sẽ nhận lại được, nhưng tiếc rằng số tiền đó thuộc về những người thân của nhạc sĩ, chứ không phải cho riêng mình, thật tiếc cho một con người, khi sống thì không được nhiều, khi chết đi lại là miếng lời béo bở cho các nhà sản xuất âm nhạc, hay tổ chức biểu diễn, ôi đó có phải là những điều mà tôi ghét nhất ở hệ thống giải trí hỗn mang này?
Trên thế giới tôi thấy có một số trường hơp tương tự như Michael Jackson, Whitney Houston… khi chết đi họ cũng là cái cớ để các bạn sản xuất thu thêm tiền trên nước mắt của những người thân và người hâm mộ. Đúng như những gì phim “Chủ nghĩa tư bản, một chuyện tình”, bộ phim đã thu hút tôi từ những cảnh quay đầu tiên, và ngỡ ngàng về một thế giới tôi nghĩ là tự do và dúng như quy luật tự nhiên, cá lớn nuốt cá bé.
Đó là việc của các nhạc sĩ, các nghệ sĩ, tôi nghĩ cũng có lý do tương tự, nhưng họ là người truyền tải lại tác phẩm cho người nghe, họ làm việc đó vì đó là công việc là niềm đam mê của họ… hình như ai cũng nói thế, mà tất nhiên họ làm việc đó vì tiền, vì sự nổi tiếng… nổi rồi thì muốn quay lại để trả ơn những người đã nâng đỡ mình lên “bông sao” là các phương tiện truyền thông, các nhà sản xuất âm nhạc, tổ chức biểu diễn… tôi nghĩ họ cũng mắc một chữ “tham”.
Cuối cùng phải nói tới các đơn vị kinh doanh trên các tác phẩm âm nhạc nói riêng và các tác phẩm trí tuệ nói chung, họ cũng mắc một chữ “tham”, một trong số họ không nghĩ rằng mình kinh doanh kiếm sống dựa trên người khác, ăn quả phải nhớ người trồng cây, nên sử dụng một phần kinh phí để trả lại những người đã cấu nghiến những tác phẩm có giá trị để họ có những đồng tiền trong công việc kinh doanh của mình.
Và nếu ai trong chúng ta đều làm với tình yêu, đam mê và có ý thức, mọi chuyện sẽ không phải quá mệt mỏi với việc phải lôi nhau lên các phương tiện truyền thông, rồi lôi nhau ra tòa… rồi cuối cùng là tự thỏa thuận =)). Tôi nghĩ các bạn trên nên học tập cách hoạt động của cộng đồng Mã nguồn mở trên internet, các trí tuệ được đóng góp và chia sẻ cho cộng đồng, ai tạo được lợi nhuận từ sản phẩm trí tuệ đó, tùy ý thức của mình có thể đóng góp thêm hoặc úng hộ người tạo ra sản phẩm đó bằng cách ủng hộ một số tiền nho nhỏ. Với sự giúp đỡ của công nghệ thì tôi nghĩ rằng, nếu bạn tạo ra sản phẩm thực sự tốt bạn sẽ thành công.
[…] trong chính XHCN của Việt Nam mình. Như 1 entry của ông xã mới viết về chuyện tác quyền ở […]