Cá nhân
Protected: Lãng quên
Protected: Sự đổi thay, liệu có nên không?
Sức mạnh của thời gian
Tự nhiên cảm thấy mệt mỏi, nhưng chẳng có gì làm mình thấy hoảng sợ cả, cảm giác mọi việc xảy ra đều có lý do của nó.
Thời gian có thể giúp Ngỗng lớn lên, đáng yêu hơn.
Thời gian có thể giúp mình cảm thấy mình đã khác.
Thời gian giúp mình tận hưởng những điều thú vị của cuộc sống, ví dụ như xem “How to train your dragon”, tự dưng bị những câu thoại đơn giản làm mình lạnh xương sống “I’m proud to call you my son”, có lẽ không điều gì khiến cha mẹ tự hào về con cái hơn khi nói câu này.
Thời gian làm cho mình nhận ra cuộc sống này đầy những niềm vui, và cũng không ít sự hụt hẫng.
Nhớ cuối những năm 198x, mình và một cơ số bạn nhỏ đã tin vào ngày tận thế năm 2000, lúc đó mình nghĩ rằng ôi, đến ngày đó mình mới 19 tuổi và chưa kịp làm gì cho cuộc sống của mình cả. Điều này làm mình càng tin cái ngày cuối năm 2012 đúng là vớ vẩn. Có chăng nó chỉ giúp mình nhận thấy rằng nên chân trọng cuộc sống này hơn.
Hôm nay xem trailer Harry Porter phần 7 tập 2, mợi nhận ra rằng đã gần 10 năm rồi kể từ ngày mình cầm trên tay cuốn chuyện “nhiều chữ” đầu tiên mình nghiêm túc và bị cuốn hút bởi câu chuyện như vậy. Đây cũng là năm ông Ngoại mình bắt đầu bị tai biến, và cuộc sống mình cũng đã thay đổi sang một hướng hoàn toàn khác.
Trở lại với hiện tại, cuộc sống của mình lúc này vẫn cần thời gian, điều mình nghĩ rằng ai cũng cần :D, ôi mình thèm cái cảm giác được ngủ nướng và ngon lành quá. Có lẽ tuần sau mình sẽ sắp xếp công việc để đi nghỉ.
Không bao giờ quá muộn để thực hiện ước mơ
Viết những dòng này khi đưa chương trình đặc biệt của chàng Rubik lên sóng, mình có một thói quen là không nghe chương trình khi chưa lên sóng, chỉ nghe để qua để kiểm tra. Nhưng lần này dành những phút cuối cùng trước khi bước sang ngày 1/7 để hòan thành nốt lời hứa với em Ru.
Với Còi, cũng như bao đứa em khác, tôi không bao giờ hình dung trong đầu mình xem Còi sẽ là người như thế nào, mặt mũi ra rao, với tôi nickname chỉ đơn giản là tên gọi, con người sở hữu cái tên đó khi tiếp xúc tôi sẽ giúp tôi hình dung về một người tên là Còi. Nghe những nhận xét của Dế về Còi mà thấy giống mình khinh khủng, có lẽ vì đó mà anh em rất hợp nhau trong các khoản ăn uống, xem phim hoạt hình… Chúc em sang tuổi mới, luôn thành công trong cuộc sống đầy sắc màu của mình.
Kỷ niệm mà tôi nhớ nhất đó là khi cô em đăng ký làm CTV của TYC, khi thời gian đăng ký đã hết, nhưng Còi vẫn gửi thư, và hỏi có muộn quá không? Tôi chỉ hỏi lại em đã xem phim UP chưa? Ồ, tôi đã nhận được một bức thư tràn đầy niềm vui khi được ra nhập và sát cánh cùng các đầu bếp cho tới tận bây giờ.
Phương pháp học tập hiệu quả
Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư… nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả.
Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học
Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ “Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì” để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán… Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.
Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ – 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.
2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học
Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:
Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.
+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.
Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?
3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong
Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt “cuộc càn quét” lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý… mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.