1. Người nghèo nghĩ tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Người giàu nghĩ rằng đói nghèo là nguồn gốc của mọi tội lỗi.
“Hầu hết những người có tài sản trung bình cho rằng người giàu thật may mắn và không thật thà”, Siebold viết trong cuốn sách. Đó là lý do trong cộng đồng những người có thu nhập thấp, khái niệm “giàu lên” đi cùng với nỗi xấu hổ. Trong khi đó, tầng lớp giàu có cho rằng tiền bạc không đảm bảo hạnh phúc, nó chỉ giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và mang tính tận hưởng.
2. Người thường nghĩ rằng sự ích kỷ là thói xấu xa. Còn người giàu nghĩ đó là một món quà.
“Người giàu đi đây đó và tìm cách làm cho bản thân họ cảm thấy vui vẻ. Họ không cần phải giả vờ đang đi cứu cả thế giới”, Siebold nói. Vấn đề là người nghèo thấy việc này thật tiêu cực, và xem đây là nguyên nhân khiến họ tiếp tục nghèo, tác giả viết trong cuốn sách. “Nếu bạn không quan tâm đến chính bản thân bạn, bạn không thể giúp ai khác. Bạn không thể cho người khác thứ mà bạn không có”, ông viết tiếp.
3. Người nghèo mơ về việc trúng số. Người giàu mơ về việc hành động.
“Trong khi số đông đại chúng chờ đến ngày trúng số và cầu mong thịnh vượng, thì những cá nhân xuất sắc tìm cách giải quyết vấn đề của mình”, Siebold viết, “Phần lớn người nghèo đang chờ đợi Chúa, chính phủ, ông chủ hoặc người bạn đời giàu có. Nhưng trong khi họ tiếp tục có những suy nghĩ đó thì đồng hồ vẫn đang tiếp tục chạy, thời giờ ngày một trôi qua”.
4.Người nghèo nghĩ rằng đường đến ngày giàu có được trải thảm bởi nền giáo dục chính thống. Người giàu tin vào sự lĩnh hội những kiến thức cụ thể.
Nhiều người giàu xuất chúng không được hưởng nền giáo dục chính quy. Họ tích lũy khối tài sản thông qua quá trình lĩnh hội nhiều loại kiến thức. Trong khi đó, phần đông tầng lớp nghèo hơn cho rằng bằng Cử nhân, Tiến sĩ mới là con đường làm giàu, chủ yếu vì họ bị kìm kẹp trong lằn ranh suy nghĩ cản trở họ đạt đến mức ý thức cao hơn. Người giàu không quan tâm đến phương thức, chỉ quan tâm đến kết quả.
5. Người nghèo luôn hoài niệm về những ngày đẹp đẽ trong quá khứ. Người giàu mơ về tương lai.
“Những triệu phú làm giàu từ hai bàn tay trắng phất lên nhờ họ luôn đặt cược vào bản thân và tự tay thiết kế giấc mơ, mục tiêu và ý tưởng của mình trong một tương lai lâu dài, Siebold viết, “Còn người nào tin rằng những ngày đẹp đẽ nhất của họ là ngày hôm qua sẽ hiếm khi giàu lên, và thường phải đấu tranh với sự bất hạnh hay nỗi thất vọng trong hiện tại.
6. Người nghèo kiếm tiền bằng cách làm những thứ họ không thích. Người giàu theo đuổi đam mê.
“Với những người thông thường, họ nghĩ rằng người giàu khi nào cũng làm việc”, Siebold nói. “Nhưng một trong những phương pháp thông minh nhất của người giàu là làm thứ họ thích và tìm ra cách để được trả tiền vì điều nó”, ông nói tiếp. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu làm những công việc họ không thích vì họ cần tiền và vì họ được dạy ở trường để làm điều đó. Ngoài ra, họ cũng sống trong một xã hội luôn nói rằng kiếm tiền đi liền với nỗ lực về mặt tinh thần và thể chất.
7. Người nghèo đặt ra các kỳ vọng nhỏ để không bị thất vọng. Người giàu không ngại thử thách.
“Các nhà tâm lý, tâm thần học luôn khuyên người ta nên đặt ra các mục tiêu nhỏ trong cuộc đời để đảm bảo rằng họ sẽ không rơi vào trạng thái thất vọng”, Siebold nói. Trong khi đó, theo những gì ông khảo sát được. không ai vươn đến mục tiêu giàu có và sống cuộc đời như mơ mà không phải trải qua những ngày đặt ra các kỳ vọng khổng lồ.
8. Người nghèo nghĩ rằng họ phải làm gì đó để trở nên giàu có. Người giàu nghĩ về việc làm gì để trở nên giàu có.
“Đó là lý do những người như Donald Trump đi từ triệu phú thành con nợ 9 tỷ USD và sau đó trở nên giàu có hơn bao giờ hết”, tác giả viết.
“Trong khi số đông đang đắm đuối với việc làm để tận hưởng kết quả ngay lập tức của những gì họ làm, những cá nhân xuất chúng đang học hỏi và phát triển từ mọi kinh nghiệm mà họ có, dù đó là thành công hay thất bại. Họ biết rằng phần thưởng thật sự là trở thành một cá nhân thành công và cuối cùng thì họ sẽ có được những kết quả rực rỡ nhất.
9. Người nghèo tin rằng họ cần có tiền để làm ra tiền. Người giàu dùng tiền của người khác.
Suy nghĩ truyền thống khiến người ta tin rằng cần kiếm được tiền mới có thể có vốn để kiếm tiền tiếp. Nhưng Siebold tin rằng người giàu không ngại đầu tư cho tương lai của mình bằng tiền lấy từ túi người khác. “Người giàu cho rằng câu nói không đủ tiền để mua gì đó là không thích hợp. Câu hỏi thực sự là: “Cái này có đáng mua, đáng đầu tư hay theo đuổi hay không”, tác giả viết tiếp.
10. Người nghèo tin rằng thị trường được vận hành bởi logic và phương pháp. Người giàu biết rằng chúng được vận hành bởi cảm xúc và lòng tham.
Đầu tư thành công trong thị trường chứng khoán không chỉ là vấn đề thuộc lòng công thức toán học. “Người giàu biết rằng thứ đang dẫn dắt thị trường tài chính là nỗi sợ hãi và lòng tham. Họ áp dụng công thức này vào mọi giao dịch”, Siebold viết. Nhờ am hiểu về bản chất con người và những ảnh hưởng của chúng trên thị trường giao dịch khiến họ ngày một giàu thêm.
11. Người nghèo để tiền bạc làm họ bị stress. Người giàu tìm được sự thanh thản trong tâm hồn nhờ tiền bạc.
Lý do người giàu có thể càng kiếm được nhiều tiền nhờ việc họ không ngại thừa nhận rằng tiền có thể giải quyết được hầu hết mọi vấn đề, tác giả của quyển sách nói. “Còn tầng lớp thông thường xem tiền bạc như là cái xấu không bao giờ chấm dứt mà họ phải chấp nhận là một phần của cuộc sống. Người giàu xem tiền là phương tiện cứu rỗi, mà nếu có đủ, họ sẽ mua được sự thanh thản trong tâm hồn về mặt tài chính.
12. Người nghèo thích được giải trí hơn là được giáo dục. Người giàu thích giáo dục hơn giải trí.
Dù nhiều người giàu xuất chúng không trải qua trường lớp đào tạo chính quy, họ vẫn rất coi trọng sức mạnh của việc học tập lâu dài, không chỉ trong trường đại học, Siebold viết. “Bước chân vào nhà của một người giàu có, một trong những thứ đầu tiên bạn nhìn thấy là một thư viện cỡ lớn chứa đầy sách”, tác giả viết. “Trong khi đó, tầng lớp trung lưu đọc tiểu thuyết, báo lá cải và các tạp chí giải trí”. ông viết tiếp.
13. Người nghèo nghĩ rằng người giàu là những kẻ hợm hĩnh. Người giàu chỉ muốn kết giao với những người có tư tưởng giống mình.
Suy nghĩ tiêu cực về tiền bạc vốn đầu độc người nghèo chính là lý do khiến người giàu chỉ kết giao với người giàu, tác giả viết. Người giàu không thể hiểu được thông điệp của sự bất hạnh và não nề. Số đông lại xem đây là biểu hiện của thói hợm hĩnh. Và khi gán cho những người siêu giàu cái mác hợm hĩnh, tầng lớp trung lưu trở xuống cảm thấy hài lòng hơn về bản thân mình, và về con đường “xoàng xĩnh” mà họ đã chọn.
14. Người nghèo tập trung vào tiết kiệm. Người giàu tập trung kiếm tiền.
Siebold khái quát rằng người giàu tập trung vào những gì họ có thể đạt được bằng cách sẵn sàng mạo hiểm, hơn là tìm cách giữ chặt những gì họ có. “Số đông mọi người quá tập trung vào việc cóp nhặt các coupon giảm giá và sống khổ hạnh, vì thế họ bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn trong cuộc đời”, ông viết.
“Ngay cả giữa cuộc khủng hoảng dòng tiền như hiện nay, người giàu vẫn từ chối lối suy nghĩ thắt chặt của số đông. Họ là bậc thầy của việc tập trung năng lượng tinh thần vào nơi nên tập trung: Những cục tiền lớn.
Nắng says
Em tâm đắc nhất điều thứ 12
mrhoi says
Anh cũng thích điều đó, nhưng không phải làm giàu cho các nhà kinh doanh giáo dục 😀
Nắng says
Daj, bất cứ một dịch vụ nào sinh ra khi đến với khách hàng cũng là do lựa chọn của khách hàng, mua được hàng hóa đúng theo giá trị của nó là ở người tiêu dùng thông minh hay không. Nhà giáo dục cũng phải sống, cho nên họ cũng cần phải kinh doanh. Thế em dạy tiếng Trung kiếm tiền có được coi là vừa kinh doanh, vừa giáo dục ko ạ. Hay là a nói theo ý khác nhỉ 😀
mrhoi says
Anh nghĩ giáo dục là một ngành kinh doanh đặc biệt, không phải cứ kinh doanh là sinh ra lợi nhuận, khi đã lao vào vòng xoáy của kinh doanh thì nhiều khi ảnh hưởng tới giáo dục.
Giáo dục, đơn giản là cung cấp kiến thức cho con người, vận dụng, và sử dụng nó ra sao là do tư duy và văn hóa của con người ấy… nhiều khi giáo dục mang đậm tính chất kinh doanh sẽ khó làm được điều đó.
Em là giáo viên, giữ được sự cân bằng giữa giáo dục và kinh doanh là tốt lắm rồi… anh chỉ ghét những người mượn danh giáo dục để làm giàu trên mồ hôi công sức của những người vất vả…
Đối với anh, giáo dục nên miễn phí và cần duy trì cho giáo viên một mức sống trung bình khá trong xã hội là tốt nhất.
Nắng says
Vậy thì em không đồng quan điểm với anh rồi ạ. Cái gì cũng phải công nghiệp hóa thì mới hiệu quả, nếu cứ như anh nói thì đến ngày ng ta cũng phải bảo tồn nghề giáo như các nghề hát chèo hay hát cải lương thôi ạ. Giáo dục cũng là một loại dịch vụ mà, nhưng cũng như y tế, nó là một trong những nghề cần đề cao cái Tâm.
mrhoi says
Anh là người làm kỹ thuật, việc công nghiệp hóa là điều anh cảm nhận được rõ hơn bao giờ hết, nhưng san phẩm lỗi thì có thể bỏ đi làm lại… con người là một sản phẩm đặc biệt của xã hội nên cần một bộ máy khác hoàn toàn.
Giáo dục và Y tế là những ngành nghề mà việc sai sót nhỏ cũng dẫn đến những hậu quả lớn, đòi hòi con người phải có Tâm với nghề, nếu không mọi việc họ làm sẽ đem lại hậu quả khó lường.
Trong khi kinh doanh dịch vụ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu của khách hàng, có thể cả những yêu cầu vô lý.
Vậy nên khi theo anh nghĩ, khi đã chọn 2 nghề trên phải bỏ chữ “làm giàu” ra khỏi đầu rồi… nếu không xã hội vẫn rối ren như ở Việt Nam, bác sĩ nhận phong bì, còn giáo viên cắm đầu đi dạy thêm… 😀
Nắng says
Bác sỹ và giáo viên làm giàu không phải chỉ có cách như ở Việt Nam, vì ở VN giáo viên dạy giỏi hay dốt, đào tạo nên học sinh tốt hay xấu cũng chỉ có được từng ấy lương, bác sỹ giỏi xuất sắc cũng chẳng hơn bác sỹ thường bao nhiêu trong môi trường mà nhà nước tạo ra cho nên họ mới “làm giàu” kiểu đó. Họ không được hưởng theo năng lực cho nên mới thế.
Ví dụ như ở ngoài, các trung tâm Tiếng Anh cạnh tranh nhau để đem lại dịch vụ giáo dục Tiếng Anh tốt nhất cho người học, thì tốt hay xấu là hiệu quả do người học tự đánh giá, tự cảm nhận. Tốt thì họ bỏ tiền ra học, không tốt thì họ đi nơi khác. Nên hiện tại đã ra đời khá nhiều trung tâm mới đào tạo hiệu quả hơn gấp trăm lần trong các trường học trung học và PT. Cái này bản thân em là người trải nghiệm.
Công nghiệp hóa, sản phẩm lỗi sẽ chỉ có 1/1000 thậm chỉ hàng trăm nghìn. Đúng như anh nói, khi thật sự có tâm, người ta bỏ khỏi đầu hai chữ “kiếm tiền” hoặc đặt nó trở thành yếu tố phụ, song với những người như vậy, thành công và giàu có tự đến với người ta mà không cần “kiếm”. Những người này bản thân em đã từng gặp. Anh thấy sao? 😀
mrhoi says
“Theo đuổi đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn” đó là triết lý sống của những người thành công, anh thực sự rất thích cách suy nghĩ này, nhưng đôi khi thành công chỉ đến với người may mắn, hoặc đủ kiên nhẫn trờ được may mắn đến.
Sản phẩm lỗi của anh nói tới, là một thế hệ bị lỗi, không phải là sai sót trong quá trình sản xuất… việc khuyến kích bác sĩ hay giao viên giỏi, đôi khi không chỉ ở sự giàu có, mà ở sự công nhận của xã hội. Đã là người yêu nghề thì việc được xã hội công nhận là phần thưởng vô giá rồi.
Nói chung là cuộc sống vốn dĩ đã quá phức tạp, ở đâu cũng có người này người kia mà.
Nắng says
Đúng thế anh ạ, đất nước và xã hội này đang trong thời kỳ “quá độ”, là lúc cho cái xấu có nhiều cơ hội xuất hiện, nhưng em tin là chúng cũng chỉ là những kẻ “chộp giật”, sống được một thời sẽ chết, chính chúng lại tạo cơ hội cho những “anh hùng” thật sự có đất dụng võ, làm nên những điều tuyệt vời cho xã hội, được mọi người tin tưởng. Tóm lại, em vẫn luôn tin vào những điều tốt đẹp sẽ bền vững và luôn chiến thắng :D.